Có nên trồng răng giả bằng hàm tháo lắp ?

Trồng răng giả bằng hàm tháo lắp là một phương pháp phục hình răng cũng khá phổ biến với chi phí rất thấp. Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp này vẫn tồn tại nhiều nhược điểm cần xem xét kỹ lưỡng. 

Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn và có thể quyết định có nên lựa chọn trồng răng giả bằng hàm tháo lắp hay không.

1. Khái quát về trồng răng giả bằng hàm tháo lắp

1.1. Trồng răng giả bằng hàm tháo lắp là gì?

Trồng răng giả bằng hàm tháo lắp hay phục hình tháo lắp thì đều là phương pháp phục hình răng mất. Phương pháp này giúp người sử dụng đảm bảo tính thẩm mỹ và tăng cường khả năng ăn nhai. Không những vậy, phương pháp này cũng giúp bệnh nhân có thể dễ dàng tháo lắp và vệ sinh.

Hàm giả tháo lắp có cấu trúc gồm 2 phần, bao gồm:

– Phần đế hàm được làm từ chất liệu nhựa Acrylic hoặc khung hợp kim

– Phần khung hàm được chế tác từ nhựa hoặc kim loại

1.2. Phân loại hàm giả tháo lắp

Hiện nay có hai loại hàm giả tháo lắp, tương ứng với đặc điểm, tình trạng mất răng của từng người. Bao gồm:

– Hàm tháo lắp đơn: Phù hợp với người mất nhiều răng hoặc mất răng nguyên hàm. Việc sử dụng hàm giả toàn phần sẽ giúp cho phần lợi và xương hàm được bảo vệ.

– Hàm giả bán phần: Phù hợp với những người mất một hoặc một vài răng. Hàm giả bán phần có cấu trúc bao gồm các răng giả lắp trên nền nhựa dẻo hoặc khung kim loại

2. Ưu điểm và nhược của trồng răng giả bằng hàm tháo lắp

2.1. Ưu điểm

– Tiết kiệm chi phí: Hàm giả tháo lắp được coi là phương pháp phục hình tiết kiệm nhất. Do đó, phương pháp này phù hợp với những người không có điều kiện tài chính dư dả.

– Đảm bảo thẩm mỹ: Phục hình tháo lắp có ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề bảo đảm thẩm mỹ đối với người mất răng, đặc biệt là đối với người mất răng toàn hàm. Cụ thể:

  • Khoả lấp khoảng hở ở các vùng mất răng;
  • Phần răng và phần nền bằng nhựa của hàm giả có màu như thật;
  • Giúp cho khoang miệng và gò má được bảo vệ;
  • Hạn chế xuất hiện nếp nhăn xung quanh khoé miệng;

– Ăn nhai khá thoải mái: Do có sự hỗ trợ đỡ đồng đều trên toàn hàm, hàm giả tháo lắp cho phép người dùng ăn nhai thoải mái. Tuy nhiên, để tránh hàm giả tháo lắp bị xô lệch, lỏng lẻo, người dùng chỉ nên ăn các món mềm mại. Việc hạn chế ăn món cứng, dai, để tránh dùng thêm lực nhai, cắn.

– Chăm sóc và vệ sinh đơn giản: Hàm giả tháo lắp có cấu trúc độc lập, tách rời, không cố định vào răng thật hay xương hàm như trụ implant hay cầu răng sứ. Do đó, người sử dụng thoải mái tháo lắp mỗi khi vệ sinh.

2.2. Nhược điểm

– Tiêu xương hàm: Đây được xem là khuyết điểm nghiêm trọng nhất của phương pháp phục hình tháo lắp. Vì hàm giả tháo lắp không có tác động lên xương hàm và không có khả năng ngăn ngừa quá trình tiêu xương.

– Độ bền vững thấp: Theo thời gian, răng sẽ không còn vững chắc nữa mà trở nên lung lay. Vì thế, khả năng ăn nhai và phát âm của người sử dụng sẽ bị suy giảm. Đối với người dùng hàm giả tháo lắp có phần đế làm bằng sứ sẽ ít có khả năng bị mòn đi. Đặc biệt là đối với những người có thói quen nghiến răng thường xuyên.

– Thường xuyên đến nha khoa để điều chỉnh: Do xương hàm sẽ sớm bị lão hoá nên người sử dụng phải thường xuyên điều chỉnh để đảm bảo tính thẩm mỹ.

– Dễ gãy, vỡ hoặc bị thất lạc: Do người dùng phải tháo ra để vệ sinh nên nhiều trường hợp làm rơi vỡ hoặc làm mất hàm giả tháo lắp.

Xem thêm: Phương pháp trồng răng giả